Đường Vành đai 3 – TP.HCM dài hơn 76km, tổng kinh phí hơn 75.300 tỉ đồng, đây là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ liên kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An mà còn giải quyết bài toán kết nối liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.

Dự án đặt mục tiêu khởi công đồng bộ vào tháng 6/2023 và sẽ hoàn thành, đi vào khai thác năm 2026. Vành đai 3- TP.HCM sẽ là tuyến giao thông huyết mạch, hứa hẹn tạo ra sự đột phá không chỉ về giao thông mà còn mở ra không gian phát triển đô thị cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nghị quyết 24 mới đây của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh các tỉnh thành phố khu vực Đông Nam Bộ cần đồng tâm, hợp lực kết nối, hoàn thành các kế hoạch, dự án quy mô lớn mang tính kết nối vùng, trong đó có dự án đường Vành đai 3.

Theo như nhận định của ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục phát triển Đô thị, khi tuyến đường khởi công thì sự biến động về giá bất động sản theo chiều hướng tích cực của khu vực trên tuyến đường này. “Qua thực tiễn của địa phương và thế giới, tôi cũng đưa ra dự đoán không quá lạc quan thì tôi cho rằng tăng 11-12% là tối thiểu.”

Có thể nói, đối với sự khó khăn của 6 tháng cuối năm mà bất động sản đang phải trải qua thì cung đường huyết mạch Vành Đai 3 – TP.HCM như cởi trói cho thị trường này. Không những vậy, Vành Đai 3 có thể là con đường mở ra một thời kỳ tươi mới cho bất động sản, đặc biệt là bất động sản vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh như Long An, Bình Dương. Với những dự án đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2023 như Chung cư Thắng Lợi  thì khách hàng hoàn toàn có thể kỳ vọng về một không gian sống lý tưởng và mang đến giá trị sinh lời đáng mơ ước đầy thực tế.

Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến vấn đề cẩn trọng trong công tác triển khai để thực tế của sự tăng trưởng của thị trường không nằm ngoài sự kỳ vọng.

Tuyến đường Vành Đai 3 - TP.HCM

Theo Cục trưởng, việc thực hiện quy hoạch đòi hỏi tầm nhìn tổng thể, dài hạn, không “chộp giật” nhưng khi bắt tay vào tổ chức, thực hiện thì phải phân chia theo khu vực thay vì thực hiện dàn trải. Cơ quan quản lý nêu quan điểm phát triển đô thị cần tập trung theo khu vực và ưu tiên quy hoạch, hạ tầng.

“Nếu chỉ có quy hoạch hạ tầng đô thị mà không có hạ tầng kết nối thì sức hấp dẫn của bất động sản sẽ không có hoặc giả định có người vào ở thì cũng sẽ kêu ca, kiện tụng”, Cục trưởng cho biết.

Đây cũng là quan điểm nêu rất rõ trong Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị: Quy hoạch và hạ tầng phải đi trước trong phát triển đô thị thì mới hạn chế tối đa tình trạng hình thành các cấp khu vực, không đáp ứng được nhu cầu thực, dẫn đến tình trạng các khu đô thị bị bỏ hoang.

Vị trí dự án The Diamond City nằm ngay trên tuyến đường Vành Đai 3, Vành Đai 4 -TPHCM

Đối với lĩnh vực bất động sản đặc biệt là bất động sản khu vực Long An có thể nói tuyến đường Vành Đai 3 mở nút thắt sau 6 tháng cuối năm 2022 giao dịch trầm lắng. Ngoài ra, với những dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn như The Diamond City, Chung cư ThắngLợi… Đây sẽ tuyến đường mang đến những giá trị cực lớn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cư dân.

Định hướng quy hoạch và thị trường thực tế

Tuy nhiên thách thức khi triển khai quan điểm này đó là việc thực hiện đúng định hướng, quy hoạch của Nhà nước nhưng phải phù hợp với thị trường thực tế.

“Một bên là quy hoạch của Nhà nước với một bên là thị trường, làm sao để 2 bên gặp được nhau, đòi hỏi nỗ lực rất lớn”, ông Thái cho biết.

Giải pháp của cơ quan quản lý là xây dựng các chương trình phát triển đô thị có sự tính toán và chương trình có chất lượng tốt sẽ có quy hoạch hạ tầng khung. Trên cơ sở hạ tầng khung đó sẽ thu hút các dự án đầu tư lần lượt có thứ tự sẽ thúc đẩy phát triển lành mạnh, bền vững và tạo dựng thị trường tốt”

“Việc phát triển Vành đai 3 sẽ tạo ra cơ hội, sức hút rất lớn. Tuy nhiên các địa phương quy hoạch thúc đẩy các dự án sẽ làm sao cân đối, cân bằng phát triển đô thị với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn các đặc trưng đặc thù, khu dân cư đặc trưng của từng vùng miền”, ông Thái Nhấn mạnh.

Ông Châu nêu quan điểm “phát triển về đô thị gần giống như có cầu, có cung”: đường giao thông phát triển đến đâu thì công tác đô thị phát triển đến đó và mạnh hơn nhờ kết nối giao thông thuận lợi.

“Các nhà quy hoạch toàn cầu đều cho rằng từ đô thị lớn như TP.HCM kết nối bằng đường cao tốc thì bán kính 200 km là bán kính phát triển. Từ đó chúng ta có hệ thống quy hoạch chùm đô thị và sẽ có những bán kính phát triển tùy theo quy mô đô thị”, ông Châu nhận định.

Theo đó, để kết nối đô thị chính là đường cao tốc và để tránh những luồng xe không cần thiết đi vào đô thị thì phải bằng những tuyến đường vành đai. Đường vành đai có tác dụng tránh nguy cơ ùn tắc cho đô thị, có lợi cho vận chuyển hàng hóa, kết nối liên vùng.

[

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NAM PHONG GROUP

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!