[ad_1]
Để có được nền nhà, với mong muốn an cư lập nghiệp, các hộ dân nói trên đã phải dùng hết số tiền có được, một số hộ phải vay mượn thêm để đóng tiền cho địa phương.
Sau khi đóng đủ tiền theo hợp đồng đã ký, họ mang hồ sơ đến cơ quan chức năng của thị xã Tân Châu xin cấp quyền sử dụng đất, nhưng gần 20 năm nay, mong ước ấy vẫn chưa trở thành hiện thực.
Cầm tấm giấy biên nhận trên tay, ông Phan Văn Tiểu (70 tuổi, Khu tái định cư Nam Kênh Cùn) cho biết, vào năm 1996, gia đình ông sống gần khu vực sạt lở nên được xét mua nền tái định cư. Để mua một nền nhà ngang 8m, dài 12m với giá 10 triệu đồng, gia đình ông phải vay khắp nơi vì gia đình thuộc diện nghèo nhất xóm.
“Muốn lấy sổ đỏ đi vay ít tiền Nhà nước để mua chiếc xe máy cho con nhưng không được. Sợ nhất là khi xảy ra tranh chấp là mất đất vì chúng tôi không có sổ đỏ trong tay” – ông Tiểu, cho biết.
Ông Nguyễn Văn Ánh, Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Tân Châu cho biết, thị xã có 42 cụm, tuyến dân cư nhưng đến nay vẫn còn 8 cụm, tuyến dân cư chưa hoàn thành thủ tục hành chính gồm: Cầu Chuối – Lộ 11, Trung tâm xã Lê Chánh, Núi Nổi, Trung tâm xã Vĩnh Hòa nối dài Vĩnh Thạnh, kênh Vĩnh An, Long Thạnh C, Nam Kênh Cùn, Châu Phong – Long An, với tổng cộng 2.761 nền.
Còn ông Trần Hòa Hợp, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu, giải thích: “Các cụm, tuyến dân cư chưa được cấp sổ đỏ dù hình thành từ 10 – 20 năm đều đã có chủ trương của UBND tỉnh. Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà của người dân không đúng theo diện tích phân lô dẫn đến sai lệch vị trí. Lỗi này thuộc về chính quyền địa phương và người dân.
Do vậy, địa phương xin chủ trương UBND tỉnh đo đạc lại hiện trạng để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền quản lý đất đai cũng như không ảnh hưởng đến tài sản. Đây là bài học kinh nghiệm cho những cụm, tuyến dân cư sau này…”.
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found