[ad_1]
Mini hotel hút khách nhờ mô hình kinh doanh “3 trong 1”
Du lịch bùng nổ thúc đẩy nhu cầu lưu trú tăng trưởng trong thời gian gần đây. Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2018 của Grant Thornton cho thấy, sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã giúp ngành khách sạn có một năm thực sự sôi động. Giá phòng bình quân năm 2017 đã tăng 2,8% so với năm 2016, từ 89,3 USD lên 91,8 USD.
Theo số liệu thống kê, với tốc độ tăng trưởng trên dưới 30%/năm trong 4 năm qua, dự tính, đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt khoảng 20 triệu khách. Lượng khách du lịch nội địa cũng đạt khoảng 80 triệu khách.
Với số lượng 100 triệu khách du lịch, đến năm 2020 Việt Nam sẽ cần khoảng 300.000 phòng lưu trú.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tại những mùa du lịch cao điểm, hầu như các khách sạn 3 – 5 sao đều kín phòng, khách muốn có phòng thông thường phải đặt trước từ 1 – 2 tháng.
Đáp ứng nhu cầu này của du khách, ngoài các sản phẩm căn hộ khách sạn (condotel) hay biệt thự nghỉ dưỡng đắt đỏ, thì các khách sạn mini, đặc biệt là khách sạn mini trong các tổ hợp BĐS giải trí – nghỉ dưỡng đang là mô hình được du khách và các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Lý do đầu tiên, đây là mô hình tích hợp lợi ích “3 in 1”, kết hợp giữa nghỉ dưỡng, đầu tư và kinh doanh.
Lý do tiếp theo, khách sạn mini nằm trong tổ hợp bất động sản giải trí có thế mạnh hơn so với khách sạn truyền thống. Khách hàng được hưởng trọn vẹn không gian sống lý tưởng cùng thiết kế cao cấp và dịch vụ tiêu chuẩn, nhưng mức giá có thể rất “vừa túi tiền”.
Quan trọng hơn, nhà đầu tư có thể chủ động trong các vấn đề thiết kế và xây dựng các dịch vụ liên quan nên thời gian đi vào vận hành sản phẩm này cũng sớm hơn các phân khúc khác, giúp khả năng thu hồi vốn nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Theo đánh giá chung, lợi nhuận của mini hotel trung bình dao động từ 8-12% và sẽ còn cao hơn sau khi khách sạn đi vào vận hành ổn định tại các thị trường du lịch mới đang trên đà tăng trưởng như Quy Nhơn, Quảng Ninh, Quảng Bình, Thanh Hóa….
Sức hấp dẫn từ Sầm Sơn
Là một trong những thị trường du lịch hấp dẫn nhất tại Bắc Trung Bộ, Sầm Sơn (Thanh Hóa) được giới chuyên gia đánh giá là khu vực lý tưởng để xây dựng, đầu tư các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng có tiềm năng dài hạn, nhất là mô hình khách sạn mini.
Nguyên nhân đến từ cung cách phục vụ thay đổi khiến cho du khách có cái nhìn tốt hơn về du lịch xứ Thanh cùng việc quy hoạch Sầm Sơn lên cấp thành phố vào năm 2017 được xem là bước đệm cho sự xuất hiện của hàng loạt các dự án BĐS nghỉ dưỡng, du lịch sau này.
Giá đất Sầm Sơn đang tăng nhanh, từ mức 10 triệu đồng/m2 trước 2015 lên tới vài chục triệu đồng mỗi m2 tại các khu ven biển hiện nay. Đặc biệt, khu vực quanh dự án FLC Sầm Sơn thì từ khu đầm lầy chỉ vài trăm ngàn/m2 không ai mua, nay đã có mức trung bình 20-25 triệu/m2, mang đến lợi nhuận hấp dẫn cho hàng ngàn nhà đầu tư.
Trên thực tế, chỉ cần đi một vòng quanh tuyến đường ven biển Sầm Sơn như đường Hồ Xuân Hương hay đoạn đường phía Nam sông Mã, có thể thấy các nhà hàng, khách sạn 3 sao thường xuyên kín chỗ không chỉ trong các mùa cao điểm. Hiện tượng nhà hàng liên tục từ chối khách vì hết chỗ không phải điều gì lạ lùng ở Sầm Sơn.
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ giải trí cao tầng tại quần thể FLC Sầm Sơn đang thu hút giới đầu tư
Nhìn từ hiện tượng này, giới chuyên gia cho rằng, dịch vụ nghỉ dưỡng trung và cao cấp tại Sầm Sơn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Ở góc độ tích cực thì đây chính là dư địa để phát triển các dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng tại địa phương này trong thời gian tới.
“Thanh Hóa vừa đón được hơn 5 triệu lượt khách nửa đầu năm 2018, lọt Top 10 tỉnh thành đón nhiều khách du lịch nhất Việt Nam. Tăng trưởng về du lịch tại đây đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và điều này cũng đồng nghĩa với cơ hội lớn cho các loại hình BĐS thương mại nhiều tiềm năng như mini hotel”, một chuyên gia về BĐS cho hay.
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found