[ad_1]
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về tiến độ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD, tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, nguồn vốn được phân kỳ năm 2018 trên 1,5 ngàn tỷ đồng, năm 2019 là gần 9,95 ngàn tỷ đồng và năm 2020 gần 11 ngàn tỷ đồng.
Nguồn vốn cho Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được Bộ Tài chính bố trí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đồng Nai cũng bổ sung nguồn vốn trên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2016-2020.
Theo báo cáo của UBND Đồng Nai, địa phương cần khoảng thời gian ít nhất 3 năm để hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 để bàn giao cho chủ đầu tư.
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ động thực hiện các công việc liên quan đến trách nhiệm của tỉnh như quản lý đất đai, xây dựng, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi dự án, khảo sát, đo đạc, cắm mốc, tổ chức thống kê về tài sản, diện tích từng loại đất, số hộ dân bị ảnh hưởng…
Còn theo báo cáo của Bộ Giao thông Vân tải, Quốc hội đã giao cho Chính phủ xây dựng phương án cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất một lần cho toàn dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi, xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội; tổ chức phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của dự án.
Bên cạnh đó, ngày 10/11/2016, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 trong đó bố trí vốn cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000 tỷ đồng để thực hiện việc bồi thường và giải phóng mặt bằng.
Về nguồn vốn xây dựng sân bay, theo ACV gồm 2 nguồn chính. Trong đó, nguồn vốn nhà nước sẽ dùng để giải phóng mặt bằng, xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tại sân bay. Còn nguồn vốn xã hội hóa sẽ dùng để xây dựng các công trình cung cấp dịch vụ thương mại như bảo dưỡng tàu bay, khu chế biến xuất ăn hàng không, khu xăng dầu hàng không.
Song song đó, ACV sẽ cân đối nguồn vốn tự có đảm bảo 50% tổng vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 1 đối với các hạng mục chính như đường băng, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, ga hàng hóa, bãi đỗ ô tô, nhà để xe…Phần vốn còn lại ACV huy động từ nguồn vay, trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu.
Để đảm bảo tiến độ khởi công dự án vào năm 2020 và hoàn thành vào năm 2025, ACV đề xuất Chính phủ giao cho mình làm chủ đầu tư các hạng mục chính để sớm thu xếp vốn chuẩn bị đầu tư.
Theo đó, kế hoạch lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi kéo dài trong khoảng 1,5 năm, từ tháng 6/2018-7/2019. Sau đó trình, thẩm định báo cáo vào tháng 7/2019-9/2019 trước khi trình Quốc hội thông qua dự án vào tháng 10/2019.
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt dự án vào tháng 12/2019.
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found