[ad_1]

Chia sẻ tại buổi họp mặt về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Long (NLG) cho biết, tính đến hiện tại, giấc mơ 14 năm theo nhiều ví von coi như đã xong, hiện Công ty đang chuẩn bị cuộc chơi lớn, cuộc chơi cho 10 năm tiếp theo.

Còn nếu hỏi rằng Nam Long sẽ đi về đâu, ông Quang cho biết Công ty đang xây dựng nền tảng cho bước tiếp theo, nhân sự quản lý được ngoại hóa, chưa kể một tầng lớp nhân sự tuổi đời dưới 30 với nhiều hoài bão. Như vậy, Nam Long theo người đứng đầu có lợi thế hiện không còn là một cá nhân nữa, mà là một liên doanh với các đối tác Nhật, do đó dự án nào Công ty cũng khẳng định sẽ làm được. Trong đó về quỹ đất, Nam Long dù không có ưu điểm rằng đất vàng hay vị trí đắc địa, tuy nhiên những quỹ đấy Nam Long chọn sẽ phải phù hợp với chiến lược cũng như mô hình dự án chung của Công ty.

Đồng thời, Công ty chia sẻ còn có một khối nguyên cứu và xây dựng chiến lược phát triển, năm 2018 đã khởi động và đang xây bước đi cho 3-5 năm tới.

Cụ thể kế hoạch đến năm 2020, Công ty dự tốc độ tăng trưởng duy trì 20-25%/năm với tổng lượng giao trong 3 năm tới là 11.000 sản phẩm, chủ yếu tập trung ở dòng sản phẩm Flora. Theo dự báo, lượng cung thời gian tới sẽ vẫn trong xu hướng tăng.

“Nếu những năm trước, nguồn lực Công ty chỉ có 30%, còn lại nằm tại dự án Waterpoint (Long An) và Mizuky thì đến nay đã khắc phục”, Chủ tịch theo đó phân trần thời “lo lắng mất ngủ” đã qua, Nam Long đang đi vào thời vận của chính mình.

Chủ tịch Nam Long (NLG): Cái gì chắc đạt mới đưa vào kế hoạch - Ảnh 1.

Đã cân đối đủ nguồn vốn để phát triển quỹ đất

Riêng trong năm 2018, Nam Long đặt mục tiêu đạt doanh thu 3.855 tỷ đồng tăng 22%, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 614 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2017. Trong cơ cấu doanh thu, dự án Valora dự kiến mang lại tỷ trọng lớn nhất, đạt 1.117 tỷ đồng.

Tại buổi họp mặt, khi được đề xuất về kế hoạch kinh doanh cũng như làm khả quan hơn thị giá cố phiếu, Chủ tịch cho biết khi hợp tác với đối tác ngoại, những con số chỉ tiêu đều phải được xây dựng trên nhưng căn cứ sẽ đáp ứng được, tức “Cái gì chắc đạt mới đưa vào kế hoạch”, ông Quang nói.

Có thể Công ty định hướng phát triển mạnh hơn, tuy nhiên những con số chỉ tiêu đề ra hiện nay là dựa trên nền tảng thu từ dự án nào, khi nào…

Song song với đó, về kế hoạch mở rộng quỹ đất, Công ty hiện chưa có kế hoạch phát hành mới để cân đối nguồn vốn. Bởi tính chung cả đợt phát hành ĐHĐCĐ thường niên 2018 đã thông qua, thì lượng tiền mặt Công ty khoảng 3.500 tỷ đồng, đã đủ để thực thi chiến lược quỹ đất thời gian tới.

Kết thúc nửa đầu năm 2018, Nam Long ghi nhận doanh thu đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ nhưng cũng mới chỉ thực hiện được 36% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu dịch vụ 110 tỷ đến từ việc cung cấp cho công ty liên doanh là Mizuky, được biết hiện Mizuky không là công ty con nên doanh thu sẽ hạch toán là một khoản doanh thu, và ghi nhận toàn bộ trên BCTC. Tương ứng, Công ty thu về 215 tỷ đồng lãi ròng cho cổ đông công ty mẹ.

Nam Long cho biết, nửa đầu năm lượng cung giảm 30% so với cùng kỳ do một số công ty bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý nên chưa thể mở bán, đây là điểm cộng cho Công ty để mở bán các dự án còn lại vì pháp lý rõ ràng.

Một câu hỏi đáng quan tâm khác tại buổi họp mặt, “Liên quan đến siết chặt khiến cho vay BĐS tại ngân hàng giảm, liệu có ảnh hưởng đến cầu mua nhà của khách hàng tại Nam Long?”

Trả lời, Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang nhấn mạnh việc mua sản phẩm của khách hàng tại Nam Long chỉ cần nộp 50% tổng tiền cho đến khi bàn giao nhà, khác so với những đơn vị khác phải trả trước 70-80%. Chưa kể, khi làm liên doanh với các tổ chức nước ngoài, Nam Long sẽ có một quỹ tiền hỗ trợ khách hàng khi mua nhà tại Công ty. Như vậy, Chủ tịch khẳng định việc siết chặt từ ngân hàng không quá đáng lo ngại cho chính Công ty cũng như cầu mua nhà từ khách hàng.

Hơn nữa, trước đề xuất áp dụng mô hình Buy down Interrest trong quá trình bán nhà của những công ty Mỹ có biên bán hàng cao, Chủ tịch Nam Long rất ghi nhận. Thực tế, Nam Long có làm nhưng hiện vẫn chưa được review, nên chưa đưa vào công thức Công ty. Được biết, mô hình mới này có thể sẽ làm giảm biên lợi nhuận Công ty, tuy nhiên dài hạn sẽ mang lại một thị phần lớn hơn.

Ấm ức với cổ phiếu

Về cổ phiếu Nam Long khá bất thường, Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang nói rằng khá ấm ức. Bởi, với những gì Nam Long làm thì được nước ngoài đánh giá rất cao. Do đó, hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Nam Long, nhưng điều kiện trong nước không cho phép.

Trên thị trường, một năm trở lại đây cổ phiếu NLG biến động khá mạnh, biên độ giao động thậm chí ghi nhận ở mức 14.000 đồng. Hiện, cổ phiếu Công ty đang dần hồi phục, chốt phiên 25/7 tại mức 30.150 đồng/cp, vẫn còn cách hơn 20% so với mức đỉnh tháng 4/2018.

Chủ tịch Nam Long (NLG): Cái gì chắc đạt mới đưa vào kế hoạch - Ảnh 2.

Biến động cổ phiếu NLG 1 năm qua.

Liên quan đến ấm ức trên là câu chuyện về cổ tức, tức khi trả cổ tức thì giá cổ phiếu NLG sẽ giảm. Hiện, Nam Long mong muốn dùng 20% LNST giữ lại trả cổ tức bằng tiền mặt, tuy nhiên theo hợp đồng nếu trả dưới 500 đồng sẽ không cần chuyển đổi giá trị. Do đó, xuyên suốt chiến lược 2018 là trả đúng tại mức 500 đồng.

Nói về cổ tức, Chủ tịch chia sẻ, trước đây khoảng 10 năm các tổ chức quốc tế khuyên không nên chia bằng tiền mặt, vì chẳng khác gì đi vay lại với lãi suất khá cao 20%/năm. Nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến thị trường giảm định giá cổ phiếu NLG thì những năm tới (2019-2020) Nam Long cho biết buột sẽ phải thay đổi để phù hợp với thị trường.

[ad_2]
Nam Phong Group

Block "lien-he-footer" not found

[

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NAM PHONG GROUP

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!
 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *