[ad_1]
Trong đó, giữ nguyên như hiện nay các vùng ĐBSH, ĐBSCL; tách vùng Trung du miền núi phía Bắc thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị; nhập các tỉnh Lâm Đồng (của Tây Nguyên), Bình Thuận, Ninh Thuận (ở Duyên hải Nam Trung bộ) vào vùng Đông Nam bộ hiện nay.
Cùng với đó, thành lập vùng Nam Trung bộ, bao gồm tỉnh TT – Huế, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).
Việc phân vùng này như vậy đã khác so với hiện nay – chỉ là 6 vùng kinh tế – xã hội. Theo Bộ KH&ĐT, công tác phân vùng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước. Với mỗi thời kỳ, công tác phân vùng nhằm thực hiện mục đích nhất định của đất nước. Vì vậy, khó có thể có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là khi Luật Quy hoạch đã được thông qua, thì việc phân vùng lại là cần thiết và quan trọng. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch vùng.
Báo Xây Dựng
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found