[ad_1]

PV Báo Lao Động ghi nhận một số dự án đang đắp chiếu nhiều năm vẫn bạt ngàn tại các huyện ngoại thành và thấy rằng, có dự án chậm triển khai tới 10 năm nhưng UBND huyện vẫn không đề xuất thu hồi. Theo nhiều ý kiến, Hà Nội trải qua thời sáp nhập địa chính đã cấp đất ồ ạt cho các dự án, các dự án này nhiều lợi ích nhóm chi phối, nay việc thu hồi không dễ dàng.

Dự án bỏ hoang hơn 10 năm vẫn không bị thu hồi

Tại huyện Mê Linh, hàng chục dự án bỏ hoang trên 10 năm rải rác tại nhiều xã, trong đó riêng xã Tiền Phong đã có hơn 20 dự án bỏ hoang nhiều năm, cỏ mọc um tùm. Nói về các dự án chậm tiến độ tại huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 46 dự án chậm triển khai của huyện Mê Linh được cấp phép vào tháng 7.2008, có 8 trường hợp thành phố đã 10 lần mời lên đối thoại, nhưng chủ đầu tư không lên, buộc phải thu hồi. 38 dự án còn lại đang vướng mắc về chính sách giá đất, giải phóng mặt bằng… thành phố sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có câu trả lời thỏa đáng cho các chủ đầu tư.

Còn tại Thạch Thất, Khu đô thị Văn Minh thuộc địa phận các xã Bình Phú, Phùng Xá (Thạch Thất), Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (Quốc Oai) có diện tích nghiên cứu khu đô thị trên khoảng 123,2ha vẫn là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm. Khảo sát của PV Lao Động, cả khu đô thị rộng lớn vẫn bỏ hoang nhiều năm, không bóng người. 

Điều đáng nói, khu đất rộng hơn trăm hécta này năm 2007 được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt làm cụm công nghiệp, đến năm 2014 được điều chỉnh thành khu đô thị. PV Lao Động đặt vấn đề với lãnh đạo huyện Thạch Thất về việc dự án bỏ hoang nhiều năm không triển khai, huyện Thạch Thất sau khi rà soát có gửi đề xuất thu hồi dự án lên UBND thành phố?. 

Đáp lại, vị này cho hay, đã nhiều lần gửi báo cáo lên Sở TNMT, UBND TP.Hà Nội nhưng không đưa ý kiến về việc thu hồi dự án này. “Huyện báo cáo thực trạng, còn việc thu hồi hay không thì thành phố sẽ quyết định” – vị lãnh đạo này nói.

47/383 dự án bất động sản chậm triển khai ở Hà Nội: Liệu có thu hồi được? - Ảnh 1.

Tại Mê Linh, nhiều dự án còn dang dở, nhà xây xong không có người ở, trông như những “khu đô thị ma”. Ảnh: CHÍ VƯƠNG

Thu hồi dự án trây ỳ không triển khai: Vấn đề là có làm hay không!

Cũng nhắc lại, tại phiên giải trình của HĐND ngày 13.8, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam chỉ rõ hàng loạt dự án trong nội thành hiện tại bỏ hoang nhiều năm mà bản thân ông Nam từng nhiều lần chất vấn tại các kỳ họp HĐND. Ông Nam đặt vấn đề: Phải chăng chúng ta chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm của mình, còn nể nang các nhà đầu tư. Đáp lại ý kiến ông Nam, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi thực sự không thể tiếp tục.

Trao đổi lại với PV Lao Động một ngày sau phiên giải trình, ông Nam nói, tại buổi giải trình, cấp chính quyền đã đi vào cụ thể những dự án chậm triển khai nhiều năm, đã thống nhất cao về việc thu hồi các dự án vi phạm. “Cuối năm nay HĐND sẽ có nghị quyết về việc này (thu hồi các dự án chậm triển khai – PV). 

UBND thành phố trả lời với trách nhiệm, quyết tâm. Tôi kỳ vọng rất nhiều việc thu hồi sẽ có hiệu quả” – ông Nam nói. Trong khi đó, trao đổi với Lao Động về việc thực hiện thu hồi các dự án chậm triển khai theo kết luận của HĐND TP.Hà Nội ngày 13.8, Phó GĐ Sở TNMT Bùi Duy Cường cho biết, Sở TNMT đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để trình lên UBND TP những dự án vi phạm, chậm triển khai.

KTS Nguyễn Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam – cho rằng, Hà Nội trải qua thời gian dài cấp đất ồ ạt cho các doanh nghiệp mà bỏ qua khâu thẩm định năng lực. “Tôi biết hàng chục dự án thời Hà Tây cũ được phê duyệt nhưng năng lực thực hiện đến đâu thì cơ quan cấp phép không thẩm định kỹ càng. 

Thực tế có những dự án khi phê duyệt thì giá đất rất rẻ, chủ đầu tư cứ ôm đất rồi chờ giá lên chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác là đất có khoản tiền khổng lồ. Thực trạng như vậy, việc thu hồi theo tôi có làm hay không thôi, nếu làm thì hành lang pháp lý là luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản đã đủ. Chỉ cần theo luật mà làm thì sẽ thu hồi được” – KTS Tùng nói.

Nhiều sở báo cáo dự án chậm triển khai không chính xác

Tại phiên giải trình, việc kiểm tra, cập nhật số liệu dự án chậm cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Sở TNMT báo cáo có 161 dự án chậm và có dấu hiệu vi phạm, nhưng số liệu đoàn giám sát thống kê qua báo cáo của quận, huyện thì lên tới 383. Nói về sự khác biệt, ông Nguyễn Trọng Đông lý giải với PV Lao Động: Số liệu của sở TNMT đưa ra là các dự án đã được giao đất, còn số liệu đoàn giám sát là tổng hợp cả những dự án chưa được giao đất. Tuy nhiên, theo báo cáo giám sát của HĐND cho rằng: Một số đơn vị rất lúng túng, báo cáo không chính xác, không tổng hợp theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến báo cáo không đầy đủ, không đạt yêu cầu theo chức năng nhiệm vụ cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát. Trách nhiệm chính thuộc sở TNMT đối với nhóm dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng, Sở KHĐT đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện được phê duyệt, Sở QHKT đối với nhóm dự án chậm do nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch.

[ad_2]
Nam Phong Group

Block "lien-he-footer" not found

[

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NAM PHONG GROUP

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!
 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *