[ad_1]
Theo diện tích nghiên cứu xây dựng đề án mà tỉnh Khánh Hòa báo cáo với Bộ Chính trị, Đặc khu hành chính kinh tế Bắc Vân Phong có diện tích 16.000 ha mặt đất và 20.000 ha mặt nước. Bao gồm bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn, một số đảo nhỏ lân cận và khu đô thị Tu Bông, huyện Vạn Ninh.
Khi hình thành, đặc khu phía Bắc cùng các dự án công nghiệp lớn ở phía Nam đã và đang hoạt động sẽ giúp cho Khu kinh tế Vân Phong phát triển nhanh và ở tầm cao hơn. Đến nay, Khu tinh tế Vân Phong thu hút 126 dự án, tổng vốn đăng ký 13,8 tỷ USD.
Theo chân một người đàn ông tên Xuân Vũ, khoảng 50 tuổi, được mọi người xem là “trùm” môi giới nhà đất tại huyện Vạn Ninh, được biết từ cuối năm 2017 đến nay khu vực cả huyện Vạn Ninh chứ không riêng gì Bắc Vân Phong, đã xảy ra nhiều cơn sốt đất. Đỉnh điểm của tình trạng này là những ngày sau tết vừa qua, khi mà giá đất ở đây tăng cao ngất ngưởng, thị trường diễn ra nhiều cuộc chuyển nhượng rầm rộ.
“Theo đó, đa phần khách hàng săn tìm mua đất vì cho rằng nơi đây sắp trở thành “thiên đường” du lịch – nghỉ dưỡng mới, nhất là Bắc Vân Phong trở thành một trong 3 đặc khu kinh tế của cả nước. Họ “tràn” vào khu vực Bắc Vân Phong và mang theo trên người hàng trăm tỷ, thấy khu đất nào ven biển bắt mắt là mua ngay mà không cần trả giá nhiều lần”, ông Vũ nói.
Cũng theo “cò” này, từ khi cơn sốt đất diễn ra, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ mini ở huyện Vạn Ninh hoạt động hết công suất. Cuộc sống của người dân vùng biển cũng đang bị xáo trộn lớn khi có rất nhiều người bỗng nhiên từ bỏ cuộc sống mưu sinh hàng ngày là nuôi tôm, nuôi trồng ốc hương để lao vào săn đất bán lại kiếm lời. Thanh niên trong một số làng chài cũng bán đất, bán nhà và nông ngư cụ để “tậu” cái xe ô tô khoảng 200-400 triệu đồng chạy taxi để chở khách hàng đi tìm đất.
“Có những người bỗng chốc phất lên thấy rõ, thấy họ khoe với nhau rằng chỉ một ngày chịu khó đưa đón khách hàng, nếu chốt được giao dịch là bỏ túi tiền tỷ”, ông này tiết lộ.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc thị trường đang “đóng băng”, giá đất đang giảm không phanh do mới đây chính quyền địa phương ra “lệnh” cấm mọi hoạt động giao dịch, chuyển nhượng đất tại Bắc Vân Phong, “cò” này khẳng định rằng hoàn toàn không có chuyện đó.
“Đây chỉ là một phần nổi của cả bộ mặt thị trường đất đai Bắc Vân Phong, bởi vì từ trước đến nay nhiều giao dịch diễn ra ngầm, những khu đất có giấy tờ rõ ràng vẫn bán qua bán lại hàng giờ”, ông Vũ nói thêm.
Cò đất Xuân Vũ – người đang sở hữu hàng chục lô đất có diện tích hàng nghìn m2 tại Bắc Vân Phong.
Theo đại diện phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Vạn Ninh cho biết, chỉ trong vài tháng nay, trên địa bàn thị trấn Vạn Giã đã có hơn 10 văn phòng giao dịch bất động sản được thành lập. Các đường: Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo… đều có các văn phòng giao dịch đất mọc lên san sát nhau.
Từ Quốc lộ 1 rẽ vào con đường liên thôn thuộc thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, chạy chừng 1km chúng tôi thấy một quán cà phê ven đường có dựng một biển ghi “Nhận ký gửi mua bán nhà đất”. Trên bảng quảng cáo này ghi đầy đủ số điện thoại cùng website để quảng bá cho bất động sản Bắc Vân Phong. Tại đây, chủ quán cà phê thao thao giới thiệu hàng chục lô đất từ thổ cư đến đất đìa, đất rừng với đủ loại giá cả khác nhau. Không chỉ quán cà phê, quầy tạp hóa hay đìa tôm cũng trở thành nơi để ký gửi, mua bán đất.
Bà Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ Nhân Vạn Tín cho biết, bà mới bán lô đất rộng hơn 100m2 cho khách ở Hà Nội hồi trước Tết với giá hơn 5 tỷ đồng, nhưng đến nay lô đất này có người trả hơn 7 tỷ đồng mà chủ đất chưa bán.
Tương tự, ông Vũ dẫn chúng tôi đi dọc tuyến đường ven biển Vịnh Đầm, Đầm Môn thuộc khu Bắc Vân Phong. Đây là khu vực diễn ra hoạt động mua bán đất đai “nóng” nhất của đặc khu tương lai này. Chỉ vào một lô đất trùm đất này cho biết mới vừa được sang tay với giá 8 tỷ đồng, trong khi đó vào cuối năm 2014 ông mua lại từ chủ đất chỉ có 340 triệu đồng. Theo ông Vũ, khu dất này rộng 700m2 và đang có một khách hàng từ Hà Nội trả giá mua lại với giá 12 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Mai Tín, chủ một quán nhậu hải sản trước biển ngay đây cũng cho biết cách đây một tuần ông vừa bán được khu đất rộng 2.000m2 với giá 4 tỷ đồng, nhưng chỉ trong vòng 48 tiếng khách hàng đã “chuyển tiếp” cho bên thứ ba với giá 6 tỷ đồng.
“Hàng ngày đi ngang khu đất thấy rất tiếc, nếu nghe lời hàng xóm giữ lại thì cũng có thể kiếm thêm vài tỷ. Hàng ngày có từng tóp nhiều người đi xe hơi sang trọng đến khu vực này tìm đất mua, họ chỉ trao nhau tờ giấy tay. Còn việc làm thủ tục hợp thức hóa sẽ có một nhóm khác thực hiện. Khó đúng là khó nhưng đều có cửa hết. Quan trọng là có chịu chi hay không thôi. “, ông Tín nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay trong thôn Điệp Sơn, ông Nguyễn Ngọc Mẫn – Trưởng thôn cho biết, thôn này gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, xưa nay chẳng ai nói đến chuyện mua bán đất đai. Nhưng gần đây, có nhiều người dân trong thôn bán đất cho người ở Sài Gòn, Hà Nội với giá rất cao, khoảng 1.000 – 2.000m2 với giá 1 – 2 tỷ đồng. Những người này mua đất xong rồi để đấy không thấy xây dựng hay làm gì.
“Điệp Sơn nằm trong quy hoạch đặc khu, tương lai sẽ là điểm du lịch. Bây giờ, giá còn rẻ, nếu mua bây giờ tương lai sẽ thu lợi nhuận cao”, vị này mách bảo.
Tiếp tục đi sâu vào khu du lịch đảo Điêp Sơn, ông Vũ cho chúng tôi xem bản đồ quy hoạch một số tuyền đường và tiết lộ rằng một “đại gia” vừa được giao gần 2.000ha đất để đầu tư khu du lịch – nghỉ dưỡng, có cả bến du thuyền cao cấp ra tận đảo nên giá đất quanh đây đang tăng mạnh. Bằng chứng là nhiều hộ dân ở đây quyết định lấp ao nuôi tôm, san lắp mặt bằng để chờ khách hàng đến xem mua.
Không những thế, cơn sốt giá đất ở Bắc Vân Phong đã hầm hập lan sang đất trống đồi núi trọc. Những mảnh đất đồi từ lâu nay “cho không ai lấy” nay bỗng dưng được hét giá hàng tỷ đồng/ha. Ông H. – người dân thôn Vĩnh Yên, xã Vạn Thạnh, cho biết: “Đất đồi ở những vị trí đẹp giáp biển, giáp đường lớn đã có người mua hết. Vừa qua, ông Th., một người trong thôn đã bán gần 3ha với giá 8,5 tỷ đồng. Với đất không có sổ, giá có phần mềm hơn nhưng vẫn ở mức cao ngất ngưởng, dao động từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha”.
Một Việt kiều Mỹ (tay phải) mang theo bên minh hơn 40 tỷ đồng đang trao đổi với các cò đất để mua hai lô đất rộng 1.000m2.
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi UBND huyện Vạn Ninh, các sở Tài nguyên – Môi trường, Xây dựng, Tư Pháp và Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong yêu cầu tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Theo văn bản này, ngày 18/1 và ngày 20/4, UBND tỉnh đã ban hành hai chỉ thị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời hiện nay Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (có khu vực huyện Vạn Ninh). UBND tỉnh cũng đang triển khai công tác lập quy hoạch khu vực huyện Vạn Ninh để đáp ứng yêu cầu phát triển khi Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có hiệu lực.
Tuy nhiên hiện nay tình hình vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng tại huyện Vạn Ninh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tách thửa… của các tổ chức, cá nhân nhằm thu gom đất, đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
“Đang có hiện tượng “ve sầu thoát xác” ở các khu vực sốt đất, nên khách hàng đến sau phải hết sức thận trọng, nhất là không thể tin vào lời hứa sẽ ra được giấy chứng nhận quyền sở hữu. Bắc Vân Phong vẫn chưa trở thành đặc khu, nhưng mỗi ngày có nhiều thông tin được bơm thổi là đang có đại gia này, đại gia kia đến đầu tư các dự án sân bay, casino… nên khách hàng dễ bị mắc bẫy do tâm lý không vững, không nắm bắt được những thông tin chính thống”, ông Võ Thành Sơn – Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Vạn Ninh, cho biết.
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found