[ad_1]
Nhận xết trên của ĐBQH Trần Hoàng Ngân tại buổi thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch nhận được sự đồng tình của các ĐBQH.
Nằm giữa trung tâm TP HCM nhưng khu Bình Quới – Thanh Đa chẳng khác một vùng quê.
Người dân lo sợ khi dính chữ “quy hoạch”
Thực tế, nhà, đất của người dân khi nằm trong diện bị quy hoạch là lập tức giá trị bị suy giảm, đời sống thì khó khăn. Nhà cửa, ruộng đất khi bị dính chữ “quy hoạch” là không thể thế chấp. Theo ông Ngân, mỗi khi nghe tới 2 từ “quy hoạch” là người dân bức xúc. Vẫn biết rằng, quy hoạch là cần thiết nhưng quy trình để quy hoạch quá dài, đến đời con cháu họ mà vẫn bị nằm trong quy hoạch. Chúng ta nên tiến hành hậu kiểm tất cả các quy hoạch trên từng khu vực để nhanh chóng thu hồi ngay những quy hoạch nào nếu nhận thấy không thể thực hiện được và giải phóng quy hoạch đó để người dân có thể đầu tư xây dựng lại. Đây cũng là một cực để chúng ta phát triển kinh tế, đó là giải phóng các quy hoạch treo.
ĐBQH Nghĩa đề nghị, Luật Quy hoạch mới cần quy định, nếu toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn của người dân đang hợp pháp mà quy hoạch và hạn chế quyền của người dân thì sẽ phải bồi thường.
Luật Quy hoạch hiện hành được đang đi theo hướng tích hợp các loại quy hoạch. Thực tế đang có nhiều sự chồng chéo, vậy làm thế nào để Luật Quy hoạch mới khắc phục được hạn chế này?
Cũng theo ĐBQH Ngân, khi Luật Quy hoạch mới được ban hành thì lập tức đụng đến nhiều luật khác, cho nên tại kỳ họp thứ 5 này sẽ rà soát và thông qua các điều khoản liên quan đến các luật để làm sao không bị chồng chéo và kìm hãm lẫn nhau.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, ĐBQH Ngân đã được một doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai phản ánh. Dự án của họ được cấp phép cách đây 1 năm nhưng đến thời điểm này vẫn chưa triển khai được, vì tỉnh vừa đưa ra một quy hoạch mới với tầm nhìn 20 – 30 năm.
“Do đó, chúng ta phải tính đến tính thực tiễn của quy hoạch, nó phải phù hợp với khả năng, năng lực tài chính của địa phương, và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cho nên tầm nhìn quy hoạch là cần thiết nhưng không nên kéo quá dài”, ông Ngân nói.
“Quy hoạch treo” gây thiệt hại phải bồi thường dân
Còn theo ĐBQH Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, hiện nay có những khu đất trống thì được quy hoạch thành khu đô thị và nhà cửa, còn khu dân cư thì bị quy hoạch thành khu vui chơi giải trí, và trồng cây xanh. Điều này dẫn đến nhiều câu chuyện “bi hài” trong đền bù, giải tỏa. Ông Đức chia sẻ, mỗi lần xuống tiếp xúc cử tri khu vực Quận 12 (TP HCM), không lần nào không nhận được câu than “chúng tôi khổ vì quy hoạch treo lắm rồi”. Vấn đề này để lâu sẽ gây bức xúc trong xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội khi phải cưỡng chế, từ đây lại đưa đến câu chuyện giữa chính quyền với cử tri cơm không lành, canh không ngọt.
Đồng quan điểm này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐB TP HCM) cho rằng, nhà cửa, ruộng vườn của người dân đang sinh sống hợp pháp thì mấy “ông” lãnh đạo địa phương cầm bản đồ đến vẽ, vẽ xong rồi treo. Ông Nghĩa dẫn chứng, ở Bình Qưới, Thanh Đa treo hơn 20 năm nay, cách đây 10 năm chúng tôi có đấu tranh về vấn đề này, đã có lúc mở ra được một chút nhưng ngay sau đó bị siết lại và để treo.
Lý do treo của dự án là chờ và kêu gọi nhà đầu tư, nhưng sau vài năm nhà đầu tư làm không được thì buông bỏ. Còn chính quyền vẫn không tháo gỡ mà lại chờ nhà đầu khác và cho đến nay đã chờ hơn 20 năm mà chưa thấy nhà đầu tư nào tìm đến. Dự án treo này khiến cuộc sống của người dân nơi đây cũng bị “treo theo”.
Do đó, ĐBQH Nghĩa đề nghị, Luật Quy hoạch mới cần quy định, nếu toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn của người dân đang hợp pháp mà quy hoạch và hạn chế quyền của người dân thì sẽ phải bồi thường về việc hạn chế đó.
Ngoài ra, nếu vì trách nhiệm mà quy hoạch sai hoặc để quá lâu thì phải giải tỏa, còn không giải tỏa được thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm tương xứng với các thiệt hại đó.
Đồng quan điểm này ĐBQH Trần Anh Tuấn (Đoàn ĐB TP HCM) cho rằng, quy hoạch làm ảnh hưởng tới đời sống người dân thì chúng ta phải cân nhắc những thiệt hại từ cơ hội mà người ta không làm được viêc đó, chứ không phải chỉ tính đơn thuần giá trị thiệt hại hiện hữu. Bởi vì, giá trị hiện hữu trong một số trường hợp nó không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản đất đai nhà cửa của người dân. Nếu quy hoạch làm ảnh hưởng tới đời sống người dân thì người dân có quyền đòi hỏi quyền lợi, cơ hội mà họ bị mất đi và họ phải được đền bù tương xứng.
Nam Phong Group
Block "lien-he-footer" not found