[ad_1]

Chấp nhận “đánh đu” cùng tử thần

Trong cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội liên quan dự án cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cho biết, trong số 1.579 chung cư cũ trên địa bàn, Hà Nội mới cải tạo được 26 chung cư theo khung quy hoạch và đã giao cho 19 đơn vị thực hiện. “Hiện UBND thành phố cũng đã phê duyệt khoảng 20 dự án trong quy hoạch chi tiết 1/500, thời gian sắp tới sẽ triển khai thêm”, ông Sửu cho hay.

Thực tế, nhiều khu chung cư cũ do nằm ở vị trí đắc địa, nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia cải tạo, nhưng cũng vì vị trí “vàng” mà người dân không muốn dời đi, hoặc đòi đền bù với mức giá quá cao. Vì thế, nhiều dự án cải tạo rơi vào ngõ cụt.

Tòa nhà G6A, G6B thuộc khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình) nằm trong danh sách 42 nhà chung cư cũ xuống cấp gây nguy hiểm mức độ D phải di dời khẩn cấp. Ghi nhận của PV cho thấy, các vết nứt xuất hiện chi chít dọc các khoảng tường giữa chung cư. Nhiều mảng vữa bong tróc, trơ cả khung dầm. Đặc biệt, nóc 2 đơn nguyên A và B đã bị sụt lún, tách nhau gần 1 mét. Thế nhưng, người dân tại đây vẫn liên tục có đơn thư đề nghị xin được… ở lại chung cư này. Ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban đại diện chung cư tòa G6 (A, B), khẳng định: Có đến 48/49 hộ dân giơ tay biểu quyết phản đối đánh giá chung cư ở cấp D. Theo ông Chi, tòa nhà không thể tự đổ được trong vài chục năm tới vì đã dừng lún được… 30 năm. Đồng thời cho rằng, việc cải tạo chung cư là có “lợi ích nhóm” và yêu cầu chủ đầu tư (CĐT) phải đứng ra làm việc trực tiếp với ban đại diện cư dân.

Tương tự, dự án cải tạo, xây dựng chung cư cũ số 93 Láng Hạ (quận Đống Đa) đã khởi động 7 năm, nhưng đến nay nơi đây vẫn là đống đổ nát, người dân vẫn mỏi mòn chờ nhà tái định cư. Nguyên nhân chậm trễ là do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Một số hộ dân vẫn quyết định bám trụ do chưa thỏa thuận đền bù xong với CĐT.

Cần cơ chế để giải tỏa khu “ổ chuột”

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc cải tạo các chung cư cũ là vấn đề dân số. Hiện nay, tại nhiều khu vực như quận Ba Đình, Đống Đa, mật độ dân số đã cao hơn nhiều so với quy hoạch phân khu. Tiếp theo đó là việc các doanh nghiệp đầu tư phải tự cân đối tài chính, theo tính toán, nếu làm đúng theo quy hoạch phân khu, các doanh nghiệp đều lỗ. Việc đền bù giữa doanh nghiệp với người dân cũng gặp khúc mắc bởi đa số nhà dân đều cơi nới, người dân đòi đền bù cả những diện tích đó.

Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, tỏ ra e ngại về những rủi ro khi người dân vẫn sinh sống trong những chung cư cũ xuống cấp. Những chung cư này chủ yếu xây dựng từ những năm 1960, đa số đã hết niên hạn sử dụng. Căn hộ rất nhỏ, chỉ từ 24m2, do nhu cầu sinh hoạt, người dân đục phá, xây dựng “chuồng cọp”, lắp thêm bể nước… để cơi nới diện tích. Việc này không chỉ khiến chung cư xấu xí, nhếch nhác, mà còn phá vỡ kết cấu công trình, nguy hiểm. Đó cũng là lý do Hà Nội vừa xếp chung cư cũ nát vào diện cảnh báo thảm họa bởi với các chung cư hiện nay, chỉ cần động đất cấp 3 cách Hà Nội 30 – 40km cũng có thể gây sụp đổ hàng loạt.

KST Chính cho rằng, có thể thay thế chung cư cũ thấp tầng bằng nhà cao tầng. Nếu xử lý  tốt về mặt không gian, mật độ, giao thông nội bộ kết nối với giao thông bên ngoài thì có thể giải quyết được bài toán quy hoạch. Ngoài ra, để chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thành công thì cần nghiên cứu, sửa đổi một số quy định nhằm điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch và dân số của dự án tại khu vực trung tâm, ranh giới, quy mô sử dụng đất, đặc biệt là phần diện tích được áp dụng cơ chế miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Trao đổi với PV Tiền Phong bên lề Hội nghị “Hà Nội 2018 – hợp tác đầu tư và phát triển” gần đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, để các dự án cải tạo chung cư cũ được triển khai, thời gian tới cần xử lý nhiều thủ tục vướng mắc, khó khăn về mặt cơ chế đầu tư, liên quan công tác bồi thường các hộ dân, cũng như thủ tục để xác định thời hạn phá dỡ các tòa nhà.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 42 chung cư ở 5 quận được đánh giá cấp độ nguy hiểm, trong đó có 39 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ C, 1 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ B, 2 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ D cần phải di dân gấp. Ngoài ra, hàng trăm khu chung cư khác đã xuống cấp cần phải cải tạo.

[ad_2]
Nam Phong Group

Block "lien-he-footer" not found

[

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NAM PHONG GROUP

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!
 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *